Biến động tỷ giá - DN dệt may VN mừng hay lo?

Việc tỷ giá biến động mạnh trong tháng 8/2015 đã tạo nên cơn sốt. Các DN nhập khẩu thì đau đầu, DN xuất khẩu rón rén mừng thầm, còn người dân lại đổ xô đi mua vàng, đô la vì sợ lên giá nữa. Chuyên gia kinh tế Bùi Trinh lắc đầu, rằng biến động tỷ giá thế này chẳng hay ho gì, vì ở ta chỉ có điều chỉnh lên mà không bao giờ có điều chỉnh xuống. Tình trạng này khiến không ai muốn đầu tư sản xuất, mà chỉ chuyển tiết kiệm thành “đô” và vàng cất vào két khiến tiền nằm chết mà không trở thành sản phẩm và việc làm, khiến nền kinh tế suy giảm!

Còn các DN dệt may thì sao?
DN dệt may cũng không nằm ngoài tình hình chung. Những DN chỉ làm gia công may và xuất khẩu thì mừng, vì tỷ giá tăng lên, sẽ có thể tăng doanh thu xuất khẩu lên chừng 3- 4% nữa. Nhưng với DN SX sợi, vải, thì lại “méo mặt”, vì họ phải nhập bông, xơ. Đơn cử như Hanosimex, trung bình mỗi tháng nhập 600 tấn bông, xơ, với giá 1,6 USD/cân, tương đương 1 triệu đô la. Nay tỷ giá tăng lên, sẽ phải tăng chi mỗi tháng khoảng 4.000 đô la nữa. Một công ty thành viên của Hanosimex là Công ty CP Dệt may Hoàng Thị Loan, mỗi tháng nhập khẩu 500 tấn bông, xơ, cũng phải tăng chi phí tương đương. Một đại diện của Hanosimex cho rằng, họ bị ảnh hưởng nhiều về tài chính trong sự biến động tỷ giá này, nhất là khi doanh nghiệp chưa cân bằng tỷ trọng xuất khi nhập về. Nếu lượng xuất đi nhỏ hơn lượng nhập về, thì DN cần có một lượng tiền dự trữ lớn hơn. Chung cư Vinhomes Smart City Nguyễn Trãi
Hầu hết khối các DN dệt VN hiện nay không có lượng tiền dự trữ nhiều, thậm chí còn phải hoạt động bằng vốn vay. Do đó sự biến động tỷ giá lên này khiến họ bị mất cân bằng. Những DN đang xuất khẩu sợi sang Trung Quốc lại càng khó khăn hơn do Trung Quốc phá giá đồng tiền, thị trường Trung Quốc thu hẹp lại. Hầu hết các DN Trung Quốc trong giai đoạn này đang trì hoãn nhập sợi. Hiện tượng nhất thời này làm mất cân bằng trong hoạt động SXKD của DN sợi Việt Nam đang xuất khẩu sang Trung Quốc, ảnh hưởng tới dòng tiền và khiến họ phần nào lao đao.

Ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch HĐQT Hugaco nhận định
Nói về vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch HĐQT Hugaco, một DN chủ yếu dựa vào may xuất khẩu, đương nhiên có lợi ích tạm thời trong giai đoạn tỷ giá biến động lên này, cho rằng, các DN dệt có bị ảnh hưởng, nhưng không phải đến mức quá khó để vượt qua. Việc nhập khẩu bông, xơ bị tăng chi phí lên từ 3-4%, nhưng sau một thời gian ngắn họ sẽ lại xuất khẩu sợi, vải thì sẽ được bù lại khoản chi cao hơn đó. Bên cạnh đó, nếu họ biết tiết giảm chi phí, tiết kiệm hơn, quản lý tốt hơn thì khoản 3-4% tăng chi kia có thể được bù đắp. Ngoài ra, các đơn vị dệt có dư địa tiền Việt thì không đáng ngại lắm, chỉ có DN nào hoạt động bằng vốn vay thì sẽ gặp khó khăn.
Trả lời cho câu hỏi, vậy DN của ông có cách nào hỗ trợ cho các DN dệt, bằng cách mua vải của DN dệt, để phần nào giúp họ cân bằng trong thời điểm này, thì ông Dương cho rằng, Hugaco sẵn sàng mua vải của các DN dệt Việt, chỉ cần đáp ứng được chất lượng. Nếu vải của các DN dệt Việt Nam đáp ứng được yêu cầu cao của các DN may XK, thì điều đó là quá tốt.
Nhưng cũng theo nhận định của ông Dương, thì sản phẩm của các DN dệt VN chưa đáp ứng được về chất lượng, giá lại không cạnh tranh. Vì vậy, Hugaco hầu như nhập vải, nguyên phụ liệu theo chỉ định của khách hàng, hoặc mua vải của các DN FDI tại VN.
Việc biến động tỷ giá lên là một thách thức cho các DN dệt VN, vốn chưa đủ mạnh để có thể cạnh tranh tốt trên thị trường quốc tế, cũng như cạnh tranh với các DN FDI ngay trong thị trường nội địa. Nhưng thời gian tới, với TPP sắp đến gần, thì giá trị gia tăng của DMVN lại trông đợi nhiều ở khâu dệt, nhuộm hoàn tất. Không còn cách nào khác, các DN dệt, nhuộm của Việt Nam phải tìm cách vượt qua để lớn mạnh. Họ cần vận động tích cực hơn để tìm ra giải pháp, tạo ra sản phẩm chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng trong nước và quốc tế, khai mở các thị trường mới để không phụ thuộc vào một thị trường duy nhất. Tích hợp được vào chuỗi cung ứng nội bộ để phát triển bền vững, không bị chao đảo trước sóng gió thị trường.
  • « Quay lại




  • Tin khác: