Nhiều cơ hội cho dệt may ở thị trường châu Phi
Doanh nghiệp dệt may trong nước nên tăng cường đầu tư vào 38 nước khu vực hạ Sahara của châu Phi để xuất khẩu tại chỗ và tận dụng ưu đãi thuế quan mà Liên minh châu Âu và Mỹ ưu đãi khi xuất khẩu vào hai thị trường này.
Theo ông Hoàng Đức Nhuận, Trưởng phòng châu Phi, Vụ Châu Phi Tây Á Nam Á (Bộ Công Thương), ngoài việc được hưởng ưu đãi về thuế quan, khi đầu tư vào thị trường châu Phi, doanh nghiệp còn tận dụng được nguồn nhân công và nguyên liệu giá rẻ để sản xuất hàng dệt may phục vụ nhu cầu nước sở tại và xuất khẩu. Hầu hết các nước châu Phi được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang EU và Mỹ.
Luật Cơ hội và Tăng trưởng châu Phi của Hoa Kỳ (AGOA) cho phép gần như toàn bộ hàng hoá của 38 nước châu Phi khu vực hạ Sahara, trong đó có sản phẩm dệt may, được xuất khẩu vào Hoa Kỳ miễn thuế và không bị hạn chế về số lượng. Hiện các doanh nghiệp Trung Quốc đang tận dụng tốt cơ hội này, ở thị trường châu Phi, chỉ có một số ít doanh nghiệp đầu tư nhà máy sản xuất mặt hàng dệt may tại Angola.
Cũng theo Vụ Châu Phi Tây Á Nam Á, tại nhiều nước châu Phi, ngành công nghiệp dệt may còn chưa phát triển mặc dù có nguồn bông nguyên liệu dồi dào. Với dân số và thu nhập của người dân ngày càng tăng, lục địa này sẽ trở thành một thị trường tiêu thụ hàng dệt may đầy triển vọng trong tương lai. Năm 2012, Việt Nam đã xuất khẩu sản phẩm dệt may và vải sợi sang 38 nước châu Phi với kim ngạch đạt 164,47 triệu đô la Mỹ, tăng 17% so với năm 2011
Theo ông Hoàng Đức Nhuận, Trưởng phòng châu Phi, Vụ Châu Phi Tây Á Nam Á (Bộ Công Thương), ngoài việc được hưởng ưu đãi về thuế quan, khi đầu tư vào thị trường châu Phi, doanh nghiệp còn tận dụng được nguồn nhân công và nguyên liệu giá rẻ để sản xuất hàng dệt may phục vụ nhu cầu nước sở tại và xuất khẩu. Hầu hết các nước châu Phi được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang EU và Mỹ.
Cũng theo Vụ Châu Phi Tây Á Nam Á, tại nhiều nước châu Phi, ngành công nghiệp dệt may còn chưa phát triển mặc dù có nguồn bông nguyên liệu dồi dào. Với dân số và thu nhập của người dân ngày càng tăng, lục địa này sẽ trở thành một thị trường tiêu thụ hàng dệt may đầy triển vọng trong tương lai. Năm 2012, Việt Nam đã xuất khẩu sản phẩm dệt may và vải sợi sang 38 nước châu Phi với kim ngạch đạt 164,47 triệu đô la Mỹ, tăng 17% so với năm 2011